Xẩm đã trở thành một những điểm sáng trong nền âm nhạc của truyền của dân tộc Việt Nam ta. Bằng những ca từ, nhịp điệu mộc mạc, giản dị, hát Xẩm đã để lại những giá trị cả về vật chất và tinh thần to lớn cho âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Đã từng là một nghề kiếm sống
Đây có lẽ là một giá trị to lớn mà hát Xẩm ngay từ khi hình thành và phát triển đã đem lại. Thủa sơ khai, Xẩm thường được hát bởi những khiếm thị, người dân nghèo kiếm tiền mưu sinh tại những khu chợ đông người qua lại. Họ đem những lời ca tiếng hát mộc mạc và dung dị đến gần hơn với  mọi tầng lớp trong xã hội. Vừa là để phục vụ những yêu âm nhạc cũng vừa nuôi sống bản thân. Sau nay, khi xã hội ngày một phát triển, cuộc sống có phần ổn định hơn thì lời ca tiếng hát của Xẩm càng được lan truyền rộng rãi và nhiều người biết đến hơn.
Xẩm không chỉ dừng lại là một loại hình âm nhạc mà còn là một công cụ, một nghề để kiếm sống cho biết bao người dân nghèo khổ.
Là món ăn tinh thần của người dân Việt
Với bất kì thời điểm nào, dù là quá khứ hay hiện tại thì Xẩm cũng luôn là một món ăn tinh thần lớn đối với người dân Việt Nam. Từ một nghề kiếm sống phục vụ những tầng lớp trên, Xẩm dần “ăn sâu” vào tiềm thức của bất kì ai đã từng được nghe qua những giai điệu ấy.
Những lời ca tiếng hát ấy như có một sức hút mạnh mẽ thúc giục ta phải lắng nghe lại. Cứ như vậy, Xẩm đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân. Không những vậy, Xẩm còn được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Là tiếng nói phản ánh hiện thực xã hội
Thời phong kiến, hát Xẩm là tiếng nói phản kháng lên án những bất công cường quyền, áp bức, những thói hư tật xấu của xã hội, cất lên tiếng nói bênh vực những số phận bất hạnh nghèo khổ bị chà đạp. Những lời ca tiếng nhạc của Xẩm như than trách cho số phận cơ cực của những người dân nghèo, những sự đau khổ, mất mát mà họ phải gánh chịu.
Sau chiến tranh, các làn điệu Xẩm được các nhạc sỹ, cán bộ văn hóa sử dụng như một công cụ để tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.  Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xẩm địch vận đã xuất hiện và phát huy vai trò tích cực của mình. Để động viên tinh thần đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ trong trận tuyến quyết giữ mạch máu lưu thông cầu Hàm Rồng, nghệ nhân Xẩm Minh Sen (Thanh Hoá) đã ôm cây đàn nhị đi khắp mọi nơi trên mặt trận để mang những lời ca hóm hỉnh, mang lại tiếng cười sảng khoái cho các chiến sĩ.
Mang đến những giá trị truyền thống cho dân tộc ta
Đó là tập hợp của rất nhiều những giá trị tinh thần mà Xẩm đã đem lại: giá trị liên kết, tuyên truyền trong cộng đồng của nghệ thuật hát Xẩm; giá trị trong ca từ; giá trị hướng về cội nguồn; giá trị tích lũy, sáng tạo văn hóa tinh thần; giá trị bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tất cả những điều này đã giúp cho hát Xẩm trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống được nhiều người quan tâm và biết đến nhất. Và điều quan trọng nhất mà hát Xẩm đem lại đó chính là là phong phú thêm cho nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói riêng và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân.