1. Xẩm Thập Ân:
Link nghe: https://youtu.be/QsYhHz4Ohl8 


“Thập Ân”: mười điều ân nghĩa, Xẩm Thập Ân là một làn điệu và cũng là tên một bài Xẩm nói về công ơn của đấng sinh thành. Nghe điều này, hẳn bạn cũng đoán được Xẩm Thập Ân thường được hát trong những dịp nào. Trong ngày giỗ, mừng thọ của thành viên gia đình, dòng họ, hoặc các đám hiếu, để thể hiện sự tưởng nhớ, tiếc thương của con cháu đối với tổ tiên, điệu Xẩm Thập Ân lại được cất lên đầy suy ngẫm:

“Có tiên thời hậu mới hay
Cha trồng cây đức mẹ rầy đền ân
Khuyên con giữ đạo hiếu thân
Cảm thương cha mẹ ân cần ra con”
Xẩm Thập Ân cũng là làn điệu đặc trưng nhất của hát Xẩm.
—————————————————
2.Xẩm Tàu Điện:
Link nghe: https://youtu.be/r8wD1kN_CtY



Xẩm Tàu điện xuất hiện trong môi trường đô thị, khi những người hát Xẩm biểu diễn bằng hình thức đi qua các toa tàu.

Xẩm Tàu điện có tiết tấu nhanh, ngắn gọn, thường sử dụng thơ của những thi sỹ nổi tiếng (như Nguyễn Bính).

“Mỗi bài Xẩm đều có nhịp điệu đu đưa ăn khớp với chu kỳ chao đảo và độ giật, lắc mỗi khi tàu phanh, nhờ thế mà át được tiếng ồn không hề dễ chịu của tàu điện”, NSND Xuân Hoạch từng nói về Xẩm Tàu điện (trích Quân đội Nhân dân).
—————————————————
3. Xẩm Chợ:
Link nghe: https://youtu.be/EItEPQqV7IE

Gắn liền với không gian biểu diễn là những nơi góc chợ, Xẩm Chợ thường giản dị, ngắn gọn, đậm tính hát kể chuyện và mang màu sắc hóm hỉnh, nhằm thu hút sự chú ý của người nghe.

Dù vậy, đôi khi trong bài Xẩm Chợ vẫn tồn tại những giây phút sâu xa lắng đọng.
—————————————————-
4. Xẩm Huê Tình:
Link nghe: https://youtu.be/eocHiVsYoVo

Được đặt tên theo tính chất âm nhạc của nó, Xẩm Huê Tình mang nét trữ tình, duyên dáng của những câu chuyện hò hẹn đôi lứa, thường được hát vào dịp lễ hội xuân về.
Với tiết tấu vui tươi, rộn ràng, điệu Xẩm Huê Tình còn được sử dụng cho những bài có nội dung trào phúng, châm biếm thói hư tật xấu.

Vì vậy Xẩm Huê Tình còn được gọi là Xẩm Trào Phúng, ngoài ra còn có những tên khác như Xẩm Riềm Huê, Xẩm Xoan, Xẩm Chênh Bong, Xoan Chênh Bong.